Đau Đau trong ung thư

Đau được phân thành hai loại là đau cấp tính (trong thời gian ngắn) và đau mãn tính (kéo dài).[8] Đau mãn tính có thể liên tục, thỉnh thoảng tăng đột ngột về cường độ (đau nhói), hoặc là gián đoạn không liên tục: các giai đoạn không đau xen kẽ giữa những giai đoạn đau. Mặc dù đau được kiểm soát tốt bởi các loại thuốc tác dụng lâu dài hay bằng những phương pháp giảm đau khác, nhưng cơn đau đôi khi vẫn chớp nhoáng bùng phát; đây gọi là đau đột phá và loại đau này được điều trị bằng thuốc giảm đau tác dụng nhanh.[9]

Đa số những người đau mãn tính gặp khó khăn trong trí nhớ và sự chú ý. Bài kiểm tra tâm lý khách quan đã cho thấy những vấn đề về trí nhớ, sự chú ý, khả năng nói, khả năng linh hoạt tinh thần và tốc độ suy nghĩ.[10] Đau cũng liên quan đến tăng trầm cảm, lo lắng, sợ hãigiận dữ.[11] Nỗi đau dai dẳng làm giảm đi chức năng và chất lượng cuộc sống tổng thể, làm suy sụp tinh thần và suy nhược cơ thể cho người bệnh và cho những người nhà chăm sóc họ.[9]

Cường độ cơn đau khác với cảm giác khó chịu. Như, thông qua phẫu thuật thần kinh và phương pháp điều trị bằng thuốc, hoặc ám thị (thôi miêngiả dược), có thể làm giảm đi hoặc loại bỏ khó chịu nhưng vẫn không ảnh hưởng đến cường độ cơn đau.[12]

Đôi lúc, cảm thấy đau từ phần này cơ thể nhưng sự thật lại bắt nguồn từ phần khác. Đây được gọi là đau dị nguyên.

Cơn đau từ ung thư của các cơ quan, như dạ dày hoặc gan (đau nội tạng) có tính chất khuếch tán và khó xác định vị trí, and is often referred to more distant, usually superficial, sites. Sự xâm nhập của mô mềm bằng khối u có thể gây đau do kích thích viêm hoặc cơ học của cảm biến đau, hoặc phá hủy các cấu trúc di động như dây chằng, gân và cơ xương.[13]

Mô tả của chính bệnh nhân là cách đo lường tốt nhất cho cơn đau; bằng cách yêu cầu bệnh nhân ước lượng cường độ đau trên thang điểm từ 0–10 (với 0 là không có cảm giác đau và 10 là cơn đau khủng khiếp nhất từng cảm thấy). Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không đưa ra được phản hồi bằng lời nói về cơn đau của họ. Trong trường hợp này, phải dựa vào các dấu hiệu sinh lý như biểu cảm khuôn mặt, vận động cơ thể và tiếng kêu rền rỉ từ bệnh nhân.[14]